Category Archives: Lễ hội

Mâm ngũ quả ngày tết

Chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán sắp tới có rất nhiều việc cần phải làm từ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ mới, mua quà biếu tết, mua đồ cúng tết… và dĩ nhiên không thiếu  mâm ngũ quả. 
Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

images1040975_1

Mâm ngũ quả miền Bắc:
Mâm quả khoảng năm loại trái cây để cúng ngày Tết thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến.Gồm có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).

cac-mon-ngon-ngay-tet-8

– Nải chuối hoặc quả phật thủ: có ý nghĩa thể hiện sự che chở của trời phật cho con người

– Bưởi, cam: thể hiện sự tròn vẹn, hứa hẹn năm mới tốt lành phúc lộc viên mãn

– Quất: thể hiện sự sung túc, đa lộc

– Đào, hồng: thể hiện sự hồng hào, thăng tiến và thành đạt

– Táo: có ý nghĩa là phú quý

– Lựu: có ý nghĩa tượng trưng cho con đàn cháu đống

Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng…sẽ xếp xen kẽ xung quanh. Sự sắp xếp hợp lý giữa màu sắc và kích thước của các loại quả sẽ mang lại sự hài hòa đẹp mắt và hợp phong thủy cho mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả  miền Nam : coi trọng nghĩa của quả, thể hiện tính chất thiên nhiên ưu đãi hoa trái quanh năm, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Sau đó thêm cặp dưa hấu với màu vỏ xanh đỏ ruột nhưng tấm lòng mến khách của người miền Nam.

cặp dưa chưng ngày tết

Người miền Nam họ kiêng kỵ cúng chuối trên bàn thờ, họ phát âm chuối thành ” chúi” nên cho rằng  chúi đầu không ngẩng đầu được xui cả năm

mamnguqua_miennam470
Mân ngũ quả miền Nam măng cầu, sung, đu đủ, dừa và trái xoài, người miền Nam đọc trại đi ” cầu sung vừa đủ xài”

Mâm ngũ quả miền Trung :

Đất người miền Trung nghèo khó,  cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt,  thiên tai nên ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon đẹp.

Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

 bay-mam-ngu-qua-ngay-tet-sao-cho-dep-9

mam-ngu-qua-ngay-tet-mien-bac-2xje0gqos

 

 

 

 

 

 

 

Cách chọn lựa trái cây trong ngày Tết chủ yếu trái xanh còn cành lá hay mới ươm vàng và tuyệt đối không được rửa sẽ làm trái cây mau hư.

Trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

mam-ngu-qua3

 

Việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở nơi nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

(Sưu tầm)

Lễ Giáng Sinh: Nguồn gốc – ý nghĩa – biểu tượng

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinhNoelChristmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6

Một số nước ăn mừng ngày này vào25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.

Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

 

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Nhà thờ Lớn, Hà Nội
Nhà thờ Lớn, Hà Nội

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.

Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.

Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”. Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên  thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Thiệp Giáng sinh

Quà Giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Quà Giáng sinh

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha – Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.

Hang đá và máng cỏ

Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Hang đá và máng cỏ

Cây thông NOEL

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.Đến thế kỉ 19 thì cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ.Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

 Cây thông NOEL

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

Lễ Giáng Sinh

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh co ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

 Ngôi sao Giáng Sinh

Ông già Noel

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.

Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài.Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Năm 1882, Clê-mơn C.Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Lễ Giáng Sinh

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

 ông già Noel

Cây tầm gửi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này.Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Lễ Giáng Sinh

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

 Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Lễ Giáng Sinh

Chiếc gậy kẹo

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Lễ Giáng Sinh

Bữa ăn reveillon

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Lễ Giáng Sinh

Bài hát Giáng sinh

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

https://youtu.be/Zy63LWwp-T0

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Lễ Giáng Sinh

Chuông Thánh Đường

  Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.

 

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

 

 Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt

Sự tích ông Công, ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo TC nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

ông Táo

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơinhà bếp của người Việt ngày xưa.

Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

ông Táo

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

ông Táo

Lễ Giáng Sinh: Nguồn gốc – ý nghĩa – biểu tượng

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinhNoelChristmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6

Một số nước ăn mừng ngày này vào25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.

Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

 

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Nhà thờ Lớn, Hà Nội
Nhà thờ Lớn, Hà Nội

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.

Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.

Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”. Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên  thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Quà Giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha – Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.

Hang đá và máng cỏ

Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Cây thông NOEL

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.Đến thế kỉ 19 thì cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ.Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

lễ Giáng sinh

 

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

Lễ Giáng Sinh

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh co ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

 

Ông già Noel

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.

Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài.Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Năm 1882, Clê-mơn C.Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Lễ Giáng Sinh

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

Cây tầm gửi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này.Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Lễ Giáng Sinh

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

 Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Lễ Giáng Sinh

Chiếc gậy kẹo

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Lễ Giáng Sinh

Bữa ăn reveillon

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Lễ Giáng Sinh

Bài hát Giáng sinh

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

https://youtu.be/Zy63LWwp-T0

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Lễ Giáng Sinh

Chuông Thánh Đường

  Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.

 

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

 

 Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinhNoelChristmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6

Một số nước ăn mừng ngày này vào25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.

Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

 

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Nhà thờ Lớn, Hà Nội
Nhà thờ Lớn, Hà Nội

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.

Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.

Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”. Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên  thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Quà Giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha – Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.

Hang đá và máng cỏ

Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Cây thông NOEL

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.Đến thế kỉ 19 thì cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ.Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

lễ Giáng sinh

 

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

Lễ Giáng Sinh

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh co ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

 

Ông già Noel

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.

Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài.Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Năm 1882, Clê-mơn C.Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Lễ Giáng Sinh

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

Cây tầm gửi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này.Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Lễ Giáng Sinh

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

 Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Lễ Giáng Sinh

Chiếc gậy kẹo

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Lễ Giáng Sinh

Bữa ăn reveillon

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Lễ Giáng Sinh

Bài hát Giáng sinh

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

https://youtu.be/Zy63LWwp-T0

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Lễ Giáng Sinh

Chuông Thánh Đường

  Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.

 

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

 

 Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt

Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

is

Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

  thầy giáo lthời xưa

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

30/4/1975, sau ngày hai miền đất nước quy về một mối, nền giáo dục cả nước được thống nhất. Giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nội dung quyết định số 167-HĐBT :

Điêu 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó dến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý tưởng trang trí nhà độc đáo cho lễ Halloween

– Halloween là một ngày lễ hội truyền thống được tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây vốn là ngày lễ truyền thống của các nước phương Tây nhưng ngày nay đã trở nên phổ biến ở nhiều nước khác trên thế giới.
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Vào dịp này, các ngôi nhà thường được trang trí bằng các loại biểu tượng xung quanh Halloween. Chẳng hạn như các hình ma quỷ, đầu lâu xương sọ và đèn bí ngô để xua đuổi các linh hồn và cũng là dịp thể hiện sự sáng tạo với hàng xóm về tác phẩm của gia đình mình. Các yếu tố của mùa thu, đặc biệt là bí ngô và bù nhìn rất phổ biến.

Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Hình ảnh Halloween bao gồm các chủ đề về cái chết, xấu xa, huyền bí, hoặc quái vật thần thoại. Màu đen và màu da cam là những màu sắc truyền thống của kỳ nghỉ.

Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Trick-or-treating (dịch là cho kẹo hay bị ghẹo) là một phong tục vui nhộn cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục halloween và xách theo một túi để đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi, “Trick-or-treat ?”. Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu kẹo không được đưa ra.

Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Chủ nhà khi tham gia vào Halloween thường trang trí lối vào riêng của họ với những hình nhựa, giấy, bộ xương và đèn bí ngô.
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Một số chủ nhà thường để kẹo trong chậu ở ngoài cổng hoặc trực tiếp đưa cho những đứa trẻ. Trong những năm gần đây, trick-or-treat đã lan rộng đến mọi nhà trong một khu phố, bao gồm cả nhà ở cao cấp và chung cư cao tầng.
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy, và ma quỷ.
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
 Game thời trang Halloween dành cho bộ tìm các ý tưởng thiết kế kiểu đồ thời trang bạn gái cho đêm lễ hội ma quái đầy thú vị này.
Trang phục Hallowen
trang-phuc-hollowen-54-_vn
trang-phuc-hollowen-63-_vn
trang-phuc-hollowen-164-_vn
Trang phục Hallowen
Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng để bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Lễ hội Halloween sắp tới rồi, ngoài việc hóa trang cho gương mặt của mình thành những nhân vật khác nhau, diện những bộ trang phục không giống ai thì chăm chút một tẹo cho đôi bàn tay của mình cũng là điều nên làm đấy! Nếu bạn chưa có ý tưởng nào cụ thể làm đẹp cho móng tay thì cùng xem một vài mẫu nail mình chia sẻ dưới đây :

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween

Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mẫu nail ấn tượng cho ngày Halloween
Những mấu nail này lấy màu sắc trắng đen và các màu u tối là chủ đạo, tạo nên vẻ rùng rợn cho những mẫu nail này, những mẫu nail này khá dễ làm với chủ đề xác ướp, zombie, nhện hay bí ngô… đều là những chủ đề ấn tượng của lễ hội Halloween
Chỉ cần chút sáng tạo với những hình tượng gợi nhớ đêm Halloween, bạn sẽ có cho mình một bộ móng thật độc đáo khi tham dự lễ hội.

Lịch sử, ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do.

ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20/10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính.

Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

  • Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
  • Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
  • Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
  • Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày phụ nữ Việt Nam”.

Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, chị Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm…..Còn có biết bao người phụ nữ thầm lặng, dung dị, mộc mạc; họ cống hiến cho đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý; họ đã từng mòn mỏi chờ đợi người thân trong chiến tranh, để rồi họ cũng không còn đủ nước mắt khi những người thương yêu của họ không bao giờ trở về; Họ chính là những người mẹ, người bà, người chị của chúng ta. Họ là những người mẹ Việt Nam anh hùng!

Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.

Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

85 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày mà lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản qúy báu của cả dân.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng. Chính vì vậy, trong bài viết này người viết xin được lần lượt đi vào giải quyết hai vấn đề đó là: Nguồn gốc và nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan

1. Nguồn gốc của lễ Vu Lan.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan
Trên thế gian này, tất cả những sự sống đều do cha, mẹ sinh ra. Cha mẹ đã chịu mọi khó khổ để sinh con ra, và để nuôi con khôn lớn.

 

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

2. Ý nghĩa giáo dục

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…

Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành. Mà như tác giả Vi Phương Anh đã nhận định thì: “… người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… bằng việc đọc bài văn tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động”. Thật đúng là:

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi
Muốn nhờ Đức Phật từ bi
Giải oan cứu độ, hồn về Tây phương.

Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
Ðàn chẩn tế đây lời Phật giáo
Của có chi bát cháo nén hương
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.

Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh dạo đức của mỗi con người chúng ta. Trong xã hội, luôn luôn tồn tại hai hoạt động mang ý nghĩa dường như trái ngược nhau song lại gắn bó chạt chẽ với nhau đó là làm ơn (ân) và trả (báo) ơn (ân). Người xưa đã đạy: “Có hai điều dứt khoát phải làm, một là phải quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, phải trả ơn khi người khác giúp mình”. Hành động làm ơn và trả ơn là không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào bởi trong cuộc sống con người đâu có tồn tại một cách độc lập, mà họ luôn tồn tại trong mối tương quan, trong sự gắn kết giữa các cá nhân với các chủ thể khác. Mác từng nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, do đó, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia; thầy cô, bè bạn; và mở rộng ra là với toàn thể chúng sinh, đồng bào. Cùng với báo ân cha mẹ, ba điều này hợp thành khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:

–Ơn cha mẹ: là ơn sinh thành dưỡng dục.
–Ơn thầy cô: là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải.
–Ơn quốc gia xã hội: là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình, ổn định.
–Ơn chúng sinh, đồng bào: là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.

Không ai có thể nói rằng trong bốn ân này, anh ta chỉ chịu ân này còn ân khác thì không. Như trên đã trình bày, con người luôn tồn tại trong mối tương quan với các cá nhân khác, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ nên nhất thiết phải chịu cả bốn ân này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết ngắn, không cho phép có thể đi vào phân tích cả bốn ân này, nên, người viết chỉ tập trung vào chữ hiếu trong trường hợp đầu tức là hiếu với cha mẹ, ba trường hợp còn lại sẽ đề cập tới khi có điều kiện.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan
Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

 

Ðạo Phật là đạo hiếu, lấy tình thương yêu con người (và cả muôn loài) làm đầu. Tình thương này bắt nguồn từ tình thương cha mẹ, sau đó mới mở rộng ra thành tình người, tình nhân loại. Chính vì vậy, trong các kinh điển của mình Ðức Phật dạy về đạo hiếu nhiều không kể xiết. Nào đời nay đã có hiếu. Nào kiếp trước cũng đã có hiếu. Nào hiếu về cung dưỡng cha mẹ. Nào hiếu về độ siêu cho cha mẹ…. Do đó, muốn tu theo Phật giáo phải lấy chữ hiếu làm đầu bởi vì kinh Phật đã dạy: “Phụng thờ cha mẹ là phụng thờ Ðức Phật”. Cụ thể hơn, Ðức Di Lặc đã có bài kệ rằng:

Trên nhà có hai pho tượng Phật
Thương cho người đời không biết mà.
Tượng ấy chẳng dùng vàng son phủ
Cũng chẳng phải gỗ mít tạc ra.
Tượng ấy chính là cha với mẹ
Chính là Di Lặc và Thích Ca
Nếu cúng dàng được hai tượng ấy
Còn phải cầu công đức đâu xa.

Và vì cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ chúng ta từ thuở ấu thơ cho đến khi về già. Công lao đó của cha mẹ thật bao la, tựa non, tựa bể. Chính vì vậy, để phần nào đền đáp lại cái ơn nghĩa đó, chúng ta “Một lòng thờ mẹ, kính cha; Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Ở đây sở dĩ nói phần nào bởi vì theo kinh Phật: “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Chính Đức Phật đã từng nhiều lần dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai người mà ta không thể trả ơn đó là chính là cha và mẹ”. Với ơn nghĩa sinh thành ấy, chúng ta dù có “trăm nghìn muôn kiếp tán xương róc thịt ra để phụng dưỡng cha mẹ cũng vẫn chưa đền đáp được”.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan
Báo ân là phải đáp đền ơn đức cha mẹ sinh thành, dưỡng dục cho ta nên người.

 

 

 

Sự hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trongsự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo “miếng cơm, manh áo” cho cha mẹ, chúng ta cần phải “sớm viếng, tối thăm”, trò chuyện, vấn an cha mẹ để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi. Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”. Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu. Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”. Ðức Khổng Tử còn dạy tiếp: “Có việc thì mình giúp, có rượu, thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới thật khó”.

Tuy nhiên, cũng đừng vì đặt quá chữ hiếu lên đầu mà chúng ta làm những điều “bất nhân, thất đức” hay hùa theo cha mẹ làm những điều ác, điều xấu để làm hại người khác. Hiếu như thế là “ngu hiếu”. Mà phải “Phát tâm học Phật, tu Phật rồi khuyên cha mẹ biết ăn chay niệm Phật, làm các phúc thiện thì mới có thể báo đền cân xứng với công sinh nuôi của cha mẹ như lời Phật đã dạy”. Bên cạnh đó, cũng phải sáng suốt để vừa hiếu thuận với cha mẹ lại vừa “lợi lạc, quần sinh”, vừa kế thừa và phát huy được những đức tính tốt của cha mẹ lại vừa biết khuyên can cha mẹ rời xa những điều không tốt, ấy mới là “chân hiếu”, là “trí hiếu”, là hiếu đễ thực sự như mọi người hằng ngưỡng mộ…

Tiếc thay, trong xã hội chúng ta hiện nay do những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc, quên đi những nghĩa vụ thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Phải thừa nhận rằng, thực tế vẫn còn có không ít những quan niệm về đạo hiếu thật đơn giản và lệch lạc.

Do đó, khi vận dụng vào cuộc sống đã không mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, biến đạo hiếu trở thành một thứ hình thức, câu nệ tầm thường, dẫn đến việc thực hành đạo hiếu chỉ còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà không xuất phát lừ đáy lòng, từ trong tâm. Hoặc nếu không gượng ép thì cũng là thỉnh thoảng, không thường xuyên, mà nhiều khi còn mang tính thời điểm, cơ hội, sử dụng cha mẹ như những “công cụ” để mang lại lợi ích cho bản thân. Thật xót xa khi xã hội còn có những đứa con bất hiếu, những “nghịch tử” đang hàng ngày, hàng giờ ruồng rẫy cha mẹ, coi cha mẹ như gánh nặng bên mình.

Ấy vậy mà khi cha mẹ chết đi thì lại tổ chức ma chay linh đình những để người ngoài trông vào mà nghĩ đó là những đứa con “hiếu để”. Những “tấm gương” tày liếp đó, thiết nghĩ báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để lên án. Nhưng, dù có viết bao nhiêu đi chăng nữa cũng vẫn là chưa đủ nếu như chúng ta chưa hình thành đủ các chuẩn mực đạo đức cần thiết để có thể điều chỉnh được những hành vi “phi nhân tính” đó. Hay như bản thân mỗi con người không tự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức để có thể có một cuộc sống lành mạnh, có ích, dời xa những cám dỗ của dục vọng…

Ðức Phật cũng chính là một tấm gương sáng về đạo hiếu. “Ðạo hiếu này tức như Ðức Thích Ca để phụ vương ở lại mà trốn vào rừng đi tu. Nhưng Ngài cố tu học cho đến thành Phật. Ðến nay người ta sùng bái Ngài mà sùng bái đến cả Tịnh Phạn vương. Ngôi vua nào tôn vinh, tràng viễn bằng”. Hay như khi Tịnh Phạn đại vương lâm chung. Ngài đã đứng ra lo liệu mọi việc, quỳ lạy trước vong linh cha rồi cung kính nghinh tiễn kim quan cha về nơi “an nghỉ cuối cùng” cho trọn đạo làm con. Như vậy, đã là tạo hiếu thì các đấng toàn năng, các bậc thánh hiền, hay người phàm trần cũng đều như nhau. Và dù có là Ðấng Giác Ngộ cao minh với quyền pháp vô biên hay một người dân bình thường nhất, thì với cha mẹ con cái bao giờ cũng vẫn là con cái, vì vậy, lo lắng hậu sự cho cha mẹ phải chăng là điều không cần phải bàn cãi gì thêm nhiều nữa.

Bấy nhiêu chưa đủ để nói lên tất cả những điều muốn nói của bản thân người viết cũng như của toàn xã hội, song, từ sự phân tích trên chúng ta cũng đã phần nào thấy được những ý nghĩa giáo dục cao cả của văn hoá Phật giáo trong tiến trình hình thành và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người khác.

Phát huy truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chúng ta nguyện tu tập theo gương hiếu đễ của người xưa để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”.

Xin được thay cho lời kết, bằng việc mượn lời của Ni sư Thích Ðàm Hà trong bài “Cảm nghĩ về chữ Hiếu trong đạo Phật”

Thân người gốc ở mẹ cha
Trải bao cay đắng cũng là vì con
Công ơn như biển, như non
Ðạo làm con phải lo tròn hiếu tâm
Báo đền trả nghĩa ân thâm
Những điều hiếu nghĩa trọng tâm nghĩ bàn
Người ta sống ở thế gian
Bao nhiêu hưởng thụ bấy nhiêu ơn nhờ
Ơn dân, ơn nước, ơn người,
Ơn thày, ơn bạn, ơn đời giúp ta.
Nguồn tin: buddhismtoday.com