Công dụng chữa bệnh của các loài hoa

Mỗi loài hoa lại có một công dụng chữa bệnh khác nhau. Thậm chí có loài hoa còn chữa được cả những bệnh nan y mà y học hiện đại bó tay.

Kim cúc (cúc hoa vàng)

Hoa cúc vàng

 

Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng – cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều…

Lan phi điệp

Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gàCông dụng chữa bệnh của các loài hoa (P1), Sức khỏe đời sống, Hoa chua benh, cong dung chua benh, hoa kim cuc, hoa lan, hoa ngoc lan, hoa mau don, hoa do quyen, hoa beo tay, hoa hong, suc khoe, bao
Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà

 

Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học  cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo. Có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.

Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn

Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu.

Hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên

Vị chua ngọt, tính ấm, sắc nước ấm, sắc nước uống có tác dụng trị nôn ra máu, chảy máu mũi. Hoa đỗ quyên trắng hầm với móng giò lợn, chữa chứng ra khí hư…

Hoa bèo tây

Hoa bèo tây( hay hoa lục bình)

Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.

Hoa hồng

Hoa hồng

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.

Hoa quỳnh

Hoa quỳnh

Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Hoa kim ngân

Hoa kim ngân

Hoa kim ngân là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc…

Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt: Dược liệu này vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng…

Hoa nhài ( Hoa lài)
Hoa nhài: Hoa nhài có thể trị đau đầu và ho. Biện pháp sử dụng hoa nhài đơn giản nhất là uống trà hoa nhài. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho và bệnh thấp khớp…
Hoa cúc bách nhật ( Hoa cúc áo)
Hoa cúc bách nhật: Theo y học cổ truyền, cúc bách nhật vị ngọt tính bình có công dụng thanh can tán kết (làm mát tạng can và làm mất hiện tượng kết tụ), làm sáng mắt, ngừng ho hen, chữa đau đầu….
Hoa mào gà

Hoa mào gà: Theo Đông y, hoa mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, chỉ lỵ. Dùng chữa trĩ lậu hạ huyết, xích bạch hạ lỵ, thổ huyết.

Hoa Sim tímSim: Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô… Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.

Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên: Ít ai có thể biết rằng thủy tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc.
Cong dung chua benh cua cac loai hoa P1

Theo dược học cổ truyền, Hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…

Tóc tiên leo
Tóc tiên leo: Theo Đông y, tóc tiên leo có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân hóa đờm, lợi tiểu. Hạt có tác dụng nhuận tràng. Một số bài thuốc thường dùng: Chữa cảm sốt gây háo khát; Chữa táo bón; Chữa các chứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi …
Hoa cúc trắng
Hoa cúc trắng: Đây cũng là loại hoa dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào và thanh nhiệt, giải độc.

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt.
Cong dung chua benh cua cac loai hoa P1
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa go gà và viêm phế quản.
Bồ công anh

Bồ công anh: Hàm lượng magiê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn.
Bồ công anh

Bồ công anh còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng. Bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.
Hoa đại (hoa sứ)
Hoa đại (hoa sứ): Cây hoa đại hay còn gọi là bông sứ, tên khoa học của cây là Plumeria rubra L.var.acutiforia Bailey, thuộc họ Trúc Đào. Theo Đông y, hoa đại có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp…
Hoa atisô
Hoa atisô: Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.
Hoa atisô
Hoa atiso chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.

Lăng mộ tiền tỷ của người cõi âm – Huế

Đi qua làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) theo đường tỉnh lộ 49 xuôi từ biển Thuận An về Phá Tam Giang, người ta dễ dàng bắt gặp những ngôi mộ được xây vô cùng cầu kỳ và tốn kém.

ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Theo phong tục từ xưa của các xã vùng biển nơi này, người dân có tục lệ thể hiện chữ hiếu bằng việc xây lăng mộ hoành tráng cho người chết. ‘Tại đây có mấy nghìn cái lăng, cái mô cũng từ 200 triệu trở lên, cái đắt hơn tầm 2 tỷ hoặc hơn nữa’, người dân .
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Hầu hết khu mộ đều có những cột trụ hoành tráng hay lối vào được đắp rồng phượng để thể hiện sự cường thịnh về một dòng họ nào đó ở làng An Bằng
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Từ đầu làng là những căn biệt thự đẹp đẽ nhưng bỏ hoang, rồi nở rộng ra đến tận sát ven biển là hàng trăm những ngôi mộ lớn nhỏ được xây màu sắc và bề thế. Các ngôi mộ được xây dựng theo nguyên mẫu của các lăng tẩm Huế được thu nhỏ, mức độ tinh xảo không hề thua kém.
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Người dân các xã vùng biển của tỉnh Thừa Thiên- Huế còn có ý nghĩ lăng mộ cho người quá cố như “manh chiếu giữa làng”. Vì vậy họ thường xây lăng thật đẹp, hơn lăng của những gia đình khác nên chuyện đập lăng cũ xây lăng mới là chuyện thường diễn ra. Mới đây, gia đình ông Nguyễn Văn Kiêm ở làng An Bằng đã đập bỏ lăng cũ được xây chừng dăm năm trước với kinh phí gần 300 triệu đồng để xây một lăng mới trị giá gần 1 tỷ đồng.
thanh_pho_lang_AnBang
Không chỉ những gia đình giàu có, có sự giúp sức của Việt kiều mới xây lăng mộ hoành tráng. Trên thực tế, rất nhiều gia đình nghèo khó ở những địa phương này vẫn xây biệt thự lăng mộ để báo hiếu theo tục lệ.

 

ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Từ trên tháp chuông của nhà thờ An Bàng nhìn xuống một góc nghĩa trang trong làng.
thanh_pho_ma_An_Bang
Đi vào khu lăng mộ được gọi là “Thành phố người âm” này không hề khiến bạn có cảm giác âm khí hay hoảng sợ khi vào nghĩa trang mà thấy tò mò bởi những thành quách, phù điêu, tượng phật được chạm khắc tỉ mỉ cùng màu sắc bắt mắt, rồng phượng quấn quanh xà cột cùng đủ loài tứ linh canh giữ.
thanh_pho_lanh_An_Bang
Mỗi lăng mộ được xây một kiểu với số tiền tỷ, có những ngôi mộ lên đến nhiều tỷ đồng. Khu lăng mộ này được người ta kháo nhau là đi ba ngày không hết và không có người dẫn chắc chắn sẽ lạc đường trong mê cung.
lanh_mo_o_An_Bang
Người ta đổ ra hàng đống tiền để xây nên những ngôi mộ như thế này. Có thể là mộ của một người hoặc của một dòng tộc cùng tập trung lại.
lang_An_Bang
“Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, chóng qua, còn cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh cửu”. – Lý giải này đã khiến người ta mỗi ngày một xây mộ to hơn ở An Bàng – vùng đất của những người dân chài với khá nhiều Việt kiều quay trở về xây dựng mộ trên quê hương bản quán.
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Ở nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì, Hà Nội) những khu lăng mộ với lối vào hoàng tráng cầu kỳ như thế này rất nhiều
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Vào bên trong nghĩa trang , nhiều người choáng ngợp trước sự đồ sộ, lối kiến trúc cầu kỳ của nhưng khu mộ phần mà người còn sống xây dựng cho người đã khuất hoặc “để dành” lúc bản thân mình “nằm xuống”.
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Những khu lăng mộ đẹp đẽ với cây xanh, ghế đá, thảm cỏ xanh mướt…
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
…nếu không tận mắt thấy, ít ai ngờ được rằng đây lại là khuôn viên trong nghĩa trang dành cho người mất
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Với những ngôi mộ đẹp đẽ như biệt thự ở nghĩa trang Vĩnh Hằng, nhiều gia đình còn thuê cả người làm để hương khói cho người đã khuất đồng thời hàng ngày dọn dẹp chăm sóc cây cảnh
chua_o_An_Bang
Ngôi chùa nhỏ cuối làng nhìn ra biển khơi, nơi trước kia từng là một làng chài, nay là nghĩa trang khổng lồ cho những người con đất biển.

 

 

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ

Lễ cúng Yang Koi (hay còn gọi là cúng thần lúa) là lễ cúng lớn nhất của người Mạ trong một năm. Theo quan niệm của người Mạ, thần lúa là vị thần liên quan trực tiếp đến lương thực của cộng đồng, nên nghi lễ cúng Yang Koi để tạ ơn một vụ gieo trồng trọn vẹn, cầu mong xuống giống một vụ lúa mới tươi tốt, no đủ.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Khèn bầu, dàn chiêng 6 tấu lên thông báo buổi lễ bắt đầu.

 

Thời gian cúng thường tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch, khi người Mạ đã thu hoạch xong mùa màng, với sự tham gia của cả bon (làng), thậm chí cả cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó. Trước buổi lễ, những người có trách nhiệm sẽ chọn một ngọn núi được xem là nơi thần linh ngự trị sẽ được chọn để làm lễ. Người cúng là người có uy tín trong cộng đồng thay mặt dân làng hành lễ, cầu xin phúc đến, họa trừ cho mọi người.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Già làng – chủ lễ thổi tù, báo cáo Yang, thần linh và thông báo với buôn làng gần xa về việc tổ chức lễ hội.

 

Ðể chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ vào rừng chọn những cây tre cao, thẳng đem về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre cắm chùm gai mây tượng trưng cho bông lúa. Cây tre được phân chia thành nhiều nấc với các hình vuông, tròn bao trùm và tỏa xuống phía dưới gốc có nhiều dây trang trí các hình tượng con dê bằng lạt tre rất sinh động.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Chủ lễ thực hiến nghi thức hiến sinh cúng Yang.

 

Lễ vật tùy theo điều kiện kinh tế của buôn làng mà già làng đứng ra làm chủ tế. Ở từng hộ riêng, tùy khả năng mà gia chủ giết gà, vịt, heo, dê hoặc trâu để làm lễ cúng dâng lên vị thần và gia chủ tự cúng.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Lễ cúng thần linh.

 

 

Sau nghi lễ cúng tế của già làng, bà con dân tộc Mạ cùng nhau thưởng thức lễ hội ẩm thực, tiếng cồng chiêng hoà nhịp theo các bài hát, điệu nhảy múa của các cô gái, chàng trai tạo nên không khí rộn ràng với mong ước cho một vụ lúa mới bội thu.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Phần hội rộn ràng với xoang, diễn tấu nhạc cụ truyền thống.

Dàn chiêng và khèn bầu nổi nhạc báo hiệu kết thúc nghi thức cúng và chuyển sang phần hội. Mọi người cùng nắm tay trong vòng xoang rộn ràng và cùng uống rượu cần, thưởng thức những món ăn truyền thống.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Cùng thưởng thức rượu cần cùng các lễ vật sau lễ hội.

Theo truyền thống, lễ hội Yang Koi kéo dài đến 3 ngày đêm, có khi cả tuần lễ chủ yếu là các hoạt động vui chơi của thanh niên. Nhưng ngày nay, việc tổ chức lễ hội thường chỉ diễn ra trong một ngày đêm. Dẫu quy mô, nghi thức đã giản tiện hơn trước đây nhưng lễ cúng Yang Koi vẫn được tôn trọng trong đời sống tâm linh dân tộc Mạ./.

 

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ nổi là một nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp về đây, bạn đừng quên ghé qua các khu chợ nổi, mang về thật nhiều hoa quả.

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang….. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi – còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo

2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngay khi mới hình thành Ngã Năm, người dân nơi đây cũng đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán tại khu vực này và chợ nổi Ngã Năm xuất hiện kể từ đó. Người bán, kẻ mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện các giao dịch trên sông.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 6 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng….

  Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

  • Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
  • Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
  • Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

  • Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là cây bẹo – nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v…

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

 Đây là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp trên sông với phương tiện giao thông là ghe, thuyền. Hàng hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ Cái Bè họp suốt ngày đêm, đông nhất là từ nửa đêm tới rạng sáng. Ghe thuyền tấp nập trên mặt sông và hoạt động mua bán diễn ra náo nhiệt trên mênh mông sông nước. Chợ nổi Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mang sắc thái đậm nét của miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các chợ Nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào. Có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Theo sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Chợ nổi Long Xuyên (1)

Chợ nổi Long Xuyên (2)

Chợ nổi Long Xuyên (3)

Chợ nổi Long Xuyên (4)

Chợ nổi Long Xuyên (5)

Chợ nổi Long Xuyên (6)

Chợ nổi Long Xuyên (7)

Chợ nổi Long Xuyên (8)

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh LongChợ nổi Trà Ôn với những nét văn hoá sông nước đã tác động vào tâm thức bao người. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn chặt với chợ nổi, với tiếng ghe thuyền xào xạo, tiếng người quen í ới gọi nhau vốn là nét đặc trưng của chợ. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm đẹp để phục vụ cho du lịch. Du khách đến đây, dẫu là người Việt Nam hay người ngoại quốc cũng thấy thích thú đến đam mê và không nỡ dời chân, bởi khó tìm được nơi đâu đẹp và thú vị bằng.

 

Chợ nổi là một nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp về đây, bạn đừng quên ghé qua các khu chợ nổi, mang về thật nhiều hoa quả.

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang….. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi – còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo

2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngay khi mới hình thành Ngã Năm, người dân nơi đây cũng đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán tại khu vực này và chợ nổi Ngã Năm xuất hiện kể từ đó. Người bán, kẻ mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện các giao dịch trên sông.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 6 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng….

  Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

  • Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
  • Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
  • Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

  • Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là cây bẹo – nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v…

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

 Đây là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp trên sông với phương tiện giao thông là ghe, thuyền. Hàng hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ Cái Bè họp suốt ngày đêm, đông nhất là từ nửa đêm tới rạng sáng. Ghe thuyền tấp nập trên mặt sông và hoạt động mua bán diễn ra náo nhiệt trên mênh mông sông nước. Chợ nổi Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mang sắc thái đậm nét của miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các chợ Nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào. Có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Theo sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Chợ nổi Long Xuyên (1)

Chợ nổi Long Xuyên (2)

Chợ nổi Long Xuyên (3)

Chợ nổi Long Xuyên (4)

Chợ nổi Long Xuyên (5)

Chợ nổi Long Xuyên (6)

Chợ nổi Long Xuyên (7)

Chợ nổi Long Xuyên (8)

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh LongChợ nổi Trà Ôn với những nét văn hoá sông nước đã tác động vào tâm thức bao người. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn chặt với chợ nổi, với tiếng ghe thuyền xào xạo, tiếng người quen í ới gọi nhau vốn là nét đặc trưng của chợ. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm đẹp để phục vụ cho du lịch. Du khách đến đây, dẫu là người Việt Nam hay người ngoại quốc cũng thấy thích thú đến đam mê và không nỡ dời chân, bởi khó tìm được nơi đâu đẹp và thú vị bằng.

 

Chùa Đất Sét tại Sóc Trăng

Chùa Đất Sét  mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer, là điểm đến của nhiều du khách khi tới Sóc Trăng.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét) là ngôi chùa độc nhất vô nhị của Việt Nam có 1991 bức tượng Phật lớn nhỏ được làm hoàn toàn bằng đất sét. Chùa còn có “kỷ lục” về cây đèn tự cháy sáng gần 1 thế kỷ.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Chùa tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5 – TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng), được công nhận di tích văn hoá lịch sử quốc gia.

Chùa đã có từ lâu lắm, khoảng 200 năm, với bốn đời gia tộc họ Ngô phát tâm tu tại gia. Chùa được trùng tu vào năm 2006.

Những lão niên và người am hiểu cho biết trước kia Bửu Sơn tự có diện tích nhỏ hẹp và trong sảnh điện thờ không có gì đáng nói. Tượng và đồ đạc của Bửu Sơn tự cũng tương tự như các chùa khác. Bửu Sơn Tự chỉ nổi tiếng vào những năm 60, 70 của thế kỳ XIX, dưới sự chăm sóc gầy dựng của ông Ngô Kim Tòng (Năm Tòng) sinh năm Kỷ Dậu 1909, ông là con thứ năm trong gia đình có mười anh, chị em. Bửu Sơn tự được gọi bằng tên mới chùa Đất sét. Ai đã đến thăm viếng rồi không khỏi trầm trồ khen ngợi vì chùa Đất sét chính là một công trình sáng tạo nghệ thuật điêu luyện của cả một đời người.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Từ con đường chính tráng xi măng đi vào cửa hông, ta gặp một tượng voi trắng to, cao gần 2 m; chú voi đưa cái vòi lên cao như đón chào khách đến.

 

Nội điện, phạm vi chùa không rộng, nhưng có sức chứa thật lớn, với trên 200 bức tượng phật; bồ tát lớn nhỏ, gần 50 muông thú các loại được chăm chút, sơn phết tỉ mỉ và được bày trí bởi bàn tay khéo léo, công sức sáng tạo. Thoạt nhìn, trong ánh sáng đèn màu huyền ảo ta cứ tưởng như tất cả được làm bằng chất liệu cứng như đá, xi măng, kim loại hay ít nhất là thạch cao, đất nung.chùa đất sét sóc trăng

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Cửa hông đối diện là một con long mã được tạo dáng bởi óc tưởng tượng phong phú, kỳ diệu. Chiếc đầu rồng một sừng ngẩng cao với thân ngựa lực lưỡng cao trên 2m. Bờm và đuôi ngựa được thay bằng vẩy rồng và đuôi rồng. Chếch sâu phía trong 2 m, sát vách, hai bên là đôi thanh sư bạch hổ chồm về phía trước, ngoảnh đầu nhìn quí khách to như hổ thật, đang canh giữ hòn núi vàng, hòn núi bạc tượng trưng cho tài nguyên của đất nước. Đôi kim lân kế bên cũng đang ngẩng cao đầu trước bệ thờ giữa điện, ngậm trái châu, chân gác lên quả cầu trông oai phong lẫm liệt.
Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Lục Long Đăng làm bằng đất sét.

 

 

 

 

 

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Lư hương để thắp nhang.

Bước về phía Đông, chánh điện ở đó. Theo phong tục của người Hoa, mặt sảnh tiền của chùa hướng về phía mặt trời mọc. Ta thấy trước ba bệ thờ lớn là ba bộ đỉnh, cao ngang đầu người, bảy bộ hương nghi ngút khói thơm, ba đôi đèn cầy (nến) trong đó có 2 cặp mà mỗi cây được đổ, đắp đến 200 kg sáp, phía ngoài khảm thêm chữ và hình rồng vàng lúc ẩn, lúc hiện uốn lượn theo thân đèn. Cặp còn lại mỗi cây 100 kg đã trên 40 năm qua được đốt lên thường xuyên trong những ngày cúng kiếng, lễ tết mà vẫn chưa cháy hết được 1/2 cây .

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Tượng Diêu trì Kim mẫu.
Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
24 cột đỡ mái chùa trùng tu năm 1906, năm 1960 được ông Tòng đắp nổi hình rồng quắn quanh.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháp Đa bảo.

Cuối năm Canh thìn 1940 cụ xây dựng đắp tháp Bảo Toà trụ thế chuyển pháp luân, trên có đài sen gồm 1.000 cánh hoa sen, 1.000 vị phật ngồi trên đài sen là vầng hào quang ngủ bá thân Như Lai, hào quang ẩn hiện hình 500 vị phật, dưới đài sen có hình bát quái gồm 8 cung, 16 tiên nữ ứng hầu dưới chân tháp bảo toà có long – lân – phụng và 12 con cá hoá long chầu quanh…

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Tháp bảo toà Liên Hoa.
Những năm cuối đời, cụ Tòng tạm ngưng đắp tượng, mà tiến hành đúc đèn cầy dựng tại các toà chánh điện trong chùa. Cụ mua sáp bạch lạp loại sáp nguyên chất, không lẫn tạp từ Sài Gòn về, nhiều lần cùng các đệ tử thân tín chặt vụn sáp nguyên khối nấu chảy ra rồi mới “đúc” đèn.

Do các đôi đèn này có kích thước quá to nên cụ Ngô Kim Tòng không tìm được khuôn thích hợp, nên đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn, sáp đổ vào chảo lớn nấu liên tục nhiều ngày đổ liên tục đến khi đầy ống to, chiều cao 2 mét.

chùa đất sét sóc trăng
ông Ngô Minh Hiệp (70 tuổi) người con cả ông Ngô Kim Giảng – trông coi chùa Đất Sét (cụ ông Ngô Kim Giảng là người em út của cụ Tòng mất tháng 02.2011).Ông Hiệp bên cây đèn cầy cao 2m nặng 200 kg.

 

 

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

Có một số lưu ý khi viếng chùa, chuẩn bị đồ lễ và quá trình lễ bái tại chùa mà không phải ai đi lễ chùa cũng nắm rõ.

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

– Trước hết, vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế, có nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

– Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”. Bởi theo quan niệm đạo Phật, bạn sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

– Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

– Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút.

– Lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nếu không, bạn sẽ vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…

– Vào chùa, nếu gặp các trụ chì và tăng ni, nên bắt đầu bằng câu “A di đà Phật” . Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

– Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

– Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

– Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

– Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.

– Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

– Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

– Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.

– Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

 

 

Pháo đất

Pháo đất, còn gọi là pháo nổ, pháo nang, phết, đánh đườn theo câu nói hay được dùng khi chơi, là một trò chơi dân gian của Việt Nam sử dụng một loại pháo làm bằng đất.

pháo đất
Đất làm pháo phải là đất triều, tức là được lấy từ các vùng đất trũng ngập nước hoặc ruộng, sau đó mang về nhào kỹ và nhặt sạch sạn.
pháo đất
Ông Văn Quyển (đội chơi xã Minh Đức) cho biết, đất không được nhặt sạch và thái không chắc tay, khi gieo xuống tiếng nổ sẽ không vang.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trò pháo đất đã có lịch sử lâu đời, các câu truyện lưu truyền ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ. Hay truyền thuyết về lịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng năm 1288, trong khi đang đi đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sông Hóa chảy qua đây. Nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên.

pháo đất
Phần đất thừa khi cắt ra sẽ được nặn thành những quả kê để đỡ thành pháo.

Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nói rằng trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng khi nữ tướng Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm khí, dịch bệnh.

pháo đất
Những quả pháo được tạo hình rất nhanh dưới bàn tay điêu luyện của các pháo thủ.

Công cụ để chơi pháo đất được làm từ các loại đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt… Pháo thường có dạng như hình cái chảo không có tay cầm hoặc hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi phụ thuộc vào lượng đất nguyên liệu mà trẻ em kiếm được. Ở các lễ hội thi, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm pháo và có thể dùng từ 20 kg đến 50 kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng càng tốt để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to. Đất được sử dụng để nặn pháo nhiều lần do đó mặt bằng được làm sạch bụi để bụi không làm khô đất.

pháo đất
Anh Trần Cao Đạt (xã An Đức) cho biết, phải nén pháo thật chặt để khi nâng lên gieo, pháo không bị thủng.

 

  • Kỹ thuật làm pháo đất: đất được làm tăng độ dẻo và nhuyễn bằng cách nhào nặn nhiều lần để khi nặn thì độ bền của thành hoặc đáy ở những chỗ có độ dày giống nhau tương đối đồng đều. Trường hợp đất quá khô phải cho thêm nước khi nhào, nặn. Độ dày của đáy phải ở mức độ phù hợp với diện tích của nó thì khi nổ mới tạo thành tiếng kêu to và vết phá ở đáy vừa phải. Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó tạo thành một mặt phẳng có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Ở những hội thi, khi làm pháo lớn, người ta làm vành pháo giống như cạp của rổ, rá.
pháo đất
Đội chơi xã An Cư chọn làm pháo Khênh (hay còn gọi là pháo khô) để gieo. Loại pháo này phải được gieo trên nền gạch khô. Trong lúc đồng đội nặn pháo, anh Quốc Phong đang rải tro trên mặt sân để hút ẩm.

 

  • Kỹ thuật nổ pháo: người chơi cho pháo nổ bằng cách cầm pháo theo cách đáy pháo tiếp xúc với lòng bàn tay rồi ụp mạnh xuống để vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao để mặt phẳng của vành pháo tiếp xúc đều với bề mặt sân chơi mới có thể tạo ra tiếng nổ to, nếu góc tiếp xúc không chuẩn, pháo sẽ vón thành một cục đất chứ không nổ. Khi pháo đập xuống mặt sân chơi, áp suất cao của không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ.
  • pháo đất
    Pháo Khênh thì có trọng lượng nặng hơn (quả pháo trong ảnh nặng hơn 70 kg) nên các đồng đội phải hỗ trợ người gieo mới khênh được pháo lên. Người gieo pháo Khênh phải có sức khỏe để gieo được càng xoáy càng tốt

Luật chơi pháo đất rất đơn giản, những người chơi sẽ được chia những phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình. Những người chơi sẽ lần lượt cho pháo nổ, pháo của ai nổ to được coi là thắng cuộc.

pháo đất
Có hai loại pháo được gieo là pháo Khênh và pháo Quỳ. Trong đó pháo Quỳ khá khó gieo bởi người chơi phải quỳ xuống và chỉ được sử dụng lực của nửa người trên.

 

Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt và/hoặc vành pháo sau khi nổ phải tách rời ra và nằm vắt ngang thân mà không bị đứt đoạn. Pháo đất cũng có thể chia nhiều người chơi thành hai phe và cử đại diện cho pháo nổ.

pháo đất
Pháo gieo phải nổ rền, tiêu chí chấm điểm chính là yếm pháo (thành pháo) phải văng ra đều và dài.

 

  • Để thử độ dẻo, nhuyễn của đất, trẻ em thường đứng thẳng và vo tròn đất vật liệu lại rồi thả cho rơi tự do xuống nền sân chơi. Nếu đất sau khi rơi xuống tạo thành một hình tròn có độ dày tương đối đồng đều thì được coi là đã đạt chất lượng.
  • Trước khi cho pháo đất của mình nổ, trẻ em thường hô to pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa? rồi hà hơi vào miệng pháo đất trước khi cho nổ. Động tác hà hơi nhằm cầu mong cho pháo đất của mình nổ to. Trong trường hợp cuộc chơi được chia làm hai phe, sau khi một bên đã hô như trên, khi đến lượt, bên kia sẽ hô “chưa chịu!” hàm ý pháo của mình sẽ nổ to hơn.
  • Trẻ em khi chơi với nhau thường quy định phần thưởng là người thua cuộc sau mỗi lần cho pháo nổ phải dùng một lượng đất vật liệu mà khi dàn mỏng ra có thể phủ kín diện tích đáy pháo đã bị phá vỡ của người thắng cuộc để “đền” cho người đó. Nếu nhiều hơn hai người chơi có thể thỏa thuận người xếp cuối cùng “đền” cho người thứ nhất, người xếp ngay trước người cuối cùng “đền” cho người thứ hai… Những người thua cuộc nhiều lần sẽ rơi vào tình trạng đất vật liệu ít dần dẫn đến pháo không thể nổ to được nữa và phải bỏ cuộc.
  • Đất làm pháo khi tàn cuộc chơi hay được trẻ em dùng để nặn các con giống, bi đất… để tiếp tục những trò chơi mới.

Sài Gòn lễ 30/4:- Đi đâu?

Những ngày cuối cùng của tháng 4 đang dần rộn ràng với nhiều chương trình dành cho dịp lễ lớn 30/4. Hãy cùng điểm qua những hoạt động vui chơi, giải trí thú vị sẽ diễn ra tại TPHCM để có sự lựa chọn phù hợp nhé!

Sài Gòn lễ… Đi đâu?

Nổi bật trong số các sự kiện có thể nhắc đến màn trình diễn pháo hoa sẽ diễn ra vào tối 30/4, kéo dài trong 15 phút từ 22h00 đến 22h15. Theo đó, người dân có thể đón xem tại 7 địa điểm đã được công bố gồm: khu vực tòa tháp Bitexco – Q.1, Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc Q.9, Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng – Hóc Môn, Công viên Văn hóa Đầm Sen – Q.11, Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò -Bình Chánh, Đền Bến Dược – Củ Chi, Sân bóng đá Cần Giờ. Tuy nhiên, cần lưu ý, người xem sẽ không được tập trung trên các cây cầu xung quanh các điểm bắn pháo hoa để bảo đảm an toàn nhất có thể.

Pháo hoa tại khu vực tòa tháp Bitexco

Năm nay, dịp lễ 30/4 kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước trùng với dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Vì vậy, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra liên tiếp nhau. Người dân có thể đến dự lễ dâng hương các vua Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch (tức 28/4) tại Thảo Cầm Viên – Q.1 hoặc Công viên Văn hóa lịch sử dân tộc – Q.9, Công viên văn hóa Suối Tiên. Hoạt động ý nghĩa này được diễn ra mỗi năm với sự tham dự của hàng nghìn người dân sinh sống tại TPHCM.

Song song đó, các chương trình văn hóa nghệ thuật sẽ được diễn ra dàn trải tại các công viên trung tâm của thành phố từ ngày 29/4 đến 2/5. Người dân có thể tham gia vào chuỗi lễ hội với chủ đề “TPHCM – Hòn ngọc toả sáng” tại các công viên 30/4, 23/9, Chi Lăng, Gia Định; Khu du lịch Văn Thánh… Lễ khai mạc sẽ diễn ra tại sân khấu trước Nhà hát thành phố với chủ đề “Hội ngộ” vào tối 29/4.

Vào đúng đêm 30/4, đêm văn hoá nghệ thuật dân gian và biểu diễn nghệ thuật đường phố, diễu hành xe hoa… sẽ diễn ra tại khu công viên 30/4. Ngày 1/5, chương trình biểu diễn áo dài “Tự hào” cũng sẽ được diễn ra tại khu vực này. Cuối cùng, lễ bế mạc sẽ được tổ chức trong không gian của sân khấu nhạc nước và ánh sáng laser trên đường Lê Duẩn vào đêm 2/5.

Một điểm tham quan thu hút đáng kể trong dịp lễ năm nay là khu Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ. Với không gian lung linh của ánh sáng và rộn ràng của nhạc nước, công trình sẽ chính thức được đưa vào sử dụng đúng dịp lễ 30/4 như một món quà ý nghĩa dành tặng cho người dân thành phố. Dự kiến, đây cũng sẽ là khu vực tập trung rất nhiều người đón xem màn trình diễn pháo hoa sẽ diễn ra tại khu vực của tòa tháp Bitexco.

Nhạc nước tại Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ Nhạc nước tại Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ .

1. Khu Du lịch Bình Quới – Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Khu Du lịch Bình Quới nằm trên bán đảo Thanh Đa bên bờ sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Bắc.

Đến Làng Du lịch Bình Quới, với 2 khu du lịch Bình Quới 1 và Bình Quới 2, du khách như lạc vào một làng quê thanh bình, cảm nhận đầy đủ về một không gian xanh tươi, gió thơm mùi cỏ cây hoa lá, đèn lồng dọc lối vào, hồ nước lấp lánh ánh hoa đăng.

  Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 1

Với diện tích trên 3,5ha, tọa lạc bên sông Sài Gòn, mặt bằng rộng,không khí thoáng mát trong lành khu du lịch Bình Quới như một bức tranh toàn cảnh mang đậm nét dân dã, mộc mạc của làng quê Nam Bộ hiền hòa.

Bình Quới 1 đã gắn liền với những lễ hội văn hóa ẩm thực như: Khám phá văn hóa ẩm thực dân gian Việt Nam, Đất phương Nam, Hạt lúa quê tôi, Về quê ăn Tết, Hương vị quê nhà… Trong đó, đặc sắc nhất của khu du lịch Bình Quới 1 là buffet cuối tuần với chủ đề “Ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ”.

Trong khi đó, cách khu du lịch Bình Quới 1 khoảng 400 m, khu du lịch Bình Quới 2 lại có khung cảnh như một resort thu nhỏ giữa lòng thành phố, phong cách hiện đại hơn, mang hơi thở của vùng biển nhiều hơn; có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ ngơi, giải trí với 45 bungalow (kiểu nhà 1 tầng có xuất xứ từ Ấn Độ) ven sông đủ tiện nghi, hệ thống nhà hàng, hồ bơi, sân tenis, ca nô, phòng họp, chương trình ca múa nhạc dân tộc.

2. Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên

Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một khu liên hợp vui chơi giải trí tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

  Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 2

Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích bánh chưng bánh dày, sự tích quả dưa hấu, chín tầng địa ngục, tứ linh hội tụ Long – Lân – Quy – Phụng, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng, biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam (hiện nay có biển nhân tạo tại khu du lịch Đại Nam Văn Hiến).

Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến.

3. Khu nhà thờ Đức Bà – Quận 1, TP.HCM

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ có quy mô lớn, cổ xưa và độc đáo nhất thành phố. Lúc xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ này đều được mang từ Pháp, gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép kết hợp với đá xanh.

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 3
nhà thờ Đức Bà – Quận 1

 

Đến khu vực này, bạn không chỉ “săn” được những tấm ảnh đẹp, cà phê bệt trò chuyện với bạn bè mà còn được nhấm nháp những món ăn vặt nóng về ban đêm.

Lấy nhà thờ Đức Bà làm trung tâm, các địa điểm vui chơi của khu vực này gồm Diamond Plaza, Kumho, đường Đồng Khởi, hồ con Rùa, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tôn Đức Thắng…

4. Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thành phố.

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 4
Chợ Bến Thành

 

Được xây dựng vào năm 1870, chợ Bến Thành có tên gọi ban đầu là Les Halles Centrales, trước khi được đổi tên thành Bến Thành vào năm 1912. Chợ Bến Thành được xây dựng theo kiến trúc nhà lồng có bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng với các mặt hàng đặc trưng. Chợ có gần 1500 sạp hàng, là nơi buôn bán của gần 6.000 tiểu thương.

Không chỉ là một biểu tượng văn hóa, điểm tham quan phải đến của du khách khi có dịp đến thăm Sài Gòn, chợ Bến Thành còn là nơi bạn có thể tìm thấy gần như hầu hết mọi thứ từ thông dụng đến hiếm có, từ bình dân đến cao cấp như thực phẩm, quần áo, trang sức, vật dụng, gia vị, quà lưu niệm, đồ điện tử… với chất lượng tốt.

5. Dinh Độc Lập (Q1, TP.HCM)

Dinh Thống Nhất hay Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn. Năm 2009, Dinh Thống Nhất được định xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước. Vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, đây sẽ là một trong những địa chỉ tham quan thú vị của TP HCM cho du khách.

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 5
Dinh Độc Lập

  

Được khởi công ngày 1/7/1962, khánh thành ngày 31/10/1966, Dinh Thống nhất được xây trên nền của Dinh Toàn quyền Đông Dương (còn gọi là Dinh Norodom do người Pháp thiết kế vào năm 1868). Công trình được xây dựng trong khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm. Dinh có khoảng 100 phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy vào công năng sử dụng.

6. Công viên văn hóa Đầm Sen – Quận 11, TP.HCM

Công viên văn hóa Đầm Sen cũng là một trong những địa điểm hấp dẫn dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất nước Việt Nam. Kiến trúc được kết hợp một cách hoàn mĩ nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đầm Sen là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoài nước.

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 6
Công viên văn hóa Đầm Sen

 

7. Thảo Cầm Viên – Quận 1, TP.HCM

Thảo Cầm Viên tọa lạc ngay trung tâm thành phố với những rừng cây nhiều năm tuổi cao to rợp bóng mát, nhiều bãi cỏ xanh. Đến nơi đây để thưởng thức bầu không khí trong lành với tiếng vượn hú, chim muông, cây tươi, hoa đẹp. Đây là địa điểm lý tưởng và thú vị để các bạn tổ chức một buổi picnic nhỏ cùng gia đình, bạn bè, cùng nhau tham gia các trò chơi tập thể.

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Ăn gì, đi đâu ở Sài Gòn? - Ảnh 7
Thảo Cầm Viên – Quận 1,

 

 

Tự làm bò kho nước dừa ngon tuyệt

Bò kho nước dừa nấu theo kiểu miền Tây màu sắc hấp dẫn ăn kèm bánh mì nóng giòn vị bùi béo

Tự làm bò kho nước dừa

Nguyên liệu:

– Thịt nạm bò: 1 kg cắt khúc
– Hành tây: 1 củ cắt miếng
– Cà rốt: 2 củ cắt khúc
– Dầu điều: 2 muỗng canh
– Tỏi: 1 củ đập dập
– Đại hồi: 3 nhánh
– Đường: 1 muỗng canh
– Cà ri: 1 muỗng canh
– Sả: 1 nhánh đập dập
– Quế: 1 miếng nhỏ
– Nước tương: 1 muỗng canh
– Nước mắm: 6 muỗng canh
– Bột nêm: 2 muỗng canh
– Dừa tuơi: 2 trái

– Bột năng: 1 muỗng canh
– Trang trí: húng lủi, ớt đỏ, tiêu sọ, lá chanh.

Cách làm:  

– Thịt bò  rửa thật sạch, thái miếng vuông vừa ăn rồi sau đó bạn ướp thịt bò với các gia vị: đường, tiêu, muối, hành băm, tỏi tất cả 1 muỗng, gói gia vị bò kho, ướp trong khoảng 45 phút cho thịt bò ngấm đều gia vị.

Tự làm bò kho nước dừa

 

– Cho dầu điều vào phi thơm tỏi, sả, hành tây sau đó mới trút thịt bò vào xào săn, mở to lửa. Thêm nước dừa, đại hồi, quế vào nấu nhỏ lửa cho đến khi thịt bò chín mềm thì cho cà rốt ninh nhừ. Trước khi tắt bếp hòa chút bột năng cho nước sệt lại là được.

– Múc bò kho ra đĩa trang trí húng lủi, ớt đỏ, tiêu sọ, lá chanh.

Tự làm bò kho nước dừa

– Món này ăn nóng với bánh mỳ rất ngon

Văn hóa uống rượu-bia : Tiên – ngôn – lộ – dâm – ngộ tửu

Xin đề cập văn hóa uống rượu, bia. Chúng ta đã biết, rượu xuất hiện ở nước ta từ lâu đời, nó đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc. Rượu không thể thiếu được trong cúng tế, lễ hội, cưới hỏi…

Văn hóa uống rượu, bia.

Hồi nhỏ, tôi thấy các vị cao niên gọi là “nhắm rượu”, hay “nhấm rượu”, nghĩa là thưởng thức rượu, coi rượu chỉ là vật dẫn để ăn thức ăn ngon hơn, để tạo ra bầu không khí vui vẻ, dễ tâm sự với nhau hơn… Uống rượu như vậy sẽ có lợi cho sức khỏe, cho sự thân ái đoàn kết; uống xong về thanh thản, dễ ngủ hơn nên được gọi là “Tiên tửu”.

Ngày nay, người ta gọi là “uống rượu”, thậm chí là “nốc rượu”, nghĩa là vào cuộc uống rượu bia là chính, ăn là phụ. Uống như vậy sẽ rất có tác hại như các bài viết đã đề cập. Hiện nay xuất hiện các “khái niệm” về uống rượu như sau:

1. Tiên tửu: Những người uống rượu bia vừa phải, uống cho ngon miệng, uống xong sảng khoái ngâm thơ, xướng họa, hoặc ngủ một giấc ngon lành. Như vậy khác nào Tiên.

2. Ngôn tửu: Những người “tửu nhập, ngôn xuất”, rượu vào lời ra, nói không kiềm chế được, nói tranh phần người khác, nói chẳng biết đúng sai. Những người như vậy rất dễ gây gổ mất đoàn kết, nếu gặp người uống rượu cũng như mình, vì lúc đó tranh nhau nói, không ai nghe ai.

3. Lộ tửu: Những người uống rượu bia xong thích đi, nhất là thích lái ô tô, xe máy phóng bạt mạng. Đây là nguyên nhân khiến tai nạn giao thông liên quan rượu bia gia tăng. Không chỉ tự gây tai nạn cho bản thân mà còn gây ra cho những người đi đường vô tội.

4. Dâm tửu: Những người uống rượu bia xong là muốn được thỏa mãn dục vọng. Nhiều người sau uống rượu lại đi “vui vẻ”, rất hại sức khỏe và tốn tiền.

5. Ngộ tửu: Những người uống rượu bia không làm chủ được bản thân, chửi bới, gây gổ, đánh nhau, ăn vạ với bất cứ ai, nhất là bạo hành vợ, con, thậm chí cả bố mẹ. Đã có nhiều vụ việc đau lòng mà kẻ uống rượu bia gây ra trong thời gian qua.

Ai cũng biết, uống rượu bia thế nào là tốt, uống thế nào là không tốt. Bỏ rượu bia thì khó, nhưng hạn chế sử dụng thì không khó. Qua đây tôi muốn truyền đi thông điệp đừng trở thành nạn nhân của “ma men”. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào người uống.