Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Chol Chnam Thmay

Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.

  • Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây)
  • Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
  • Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
  • Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
  • Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

  •  

    Ngày thứ nhất :  gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa

  • Chol Chnam Thmay
  • Ngày thứ hai : gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Ngày thứ ba : gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là
  • ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Chol Chnam Thmay

 

Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải Tự)

Nằm ở trung tâm TP.HCM có ngôi chùa Phước Hải Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn đến xin con. Kể cả ngày thường lẫn ngày nghỉ, chùa lúc nào cũng đông người. Những lời đồn đoán khiến ngôi chùa này ngày càng “nổi tiếng”.

 CHÙA NGỌC HOÀNG

Chùa Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một người Hoa tên Lưu Minh chủ xướng. Năm 1900, công cuộc xây cất chùa hoàn thành, nhưng đến năm 1906 mới làm lễ khánh thành. Chùa khởi nguyên tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là “chùa Đa Kao”, năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với hòa thượng Thích Vĩnh Khương chủ trì, mới đổi tên thành Phước Hải Tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.

chua-ngoc-hoang4

Trong sân chùa Ngọc Hoàng, ngoài hai hồ nuôi cá và rùa, có một miếu thờ Hộ Pháp và một nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn đúc bằng xi măng giả đồng dành cho khách hành hương thắp nhang trước khi vào chùa cũng như ra khỏi chùa. Chùa Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ. Gian ở giữa liền với cổng vào, là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có:
– Thổ địa (bên trái cửa vào), Môn Quan (bên phải cửa vào).
– Phật Dược Sư, tượng phật duy nhất bằng gỗ trầm đặt trong lồng kính, ở giữa chánh điện.
– Thanh Long đại tướng (bên phải) và Phục Hổ đại tướng (bên trái), tượng to bằng người thật.
– Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm bên phải và cung thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ hay Trấn Võ bên trái.
Ở gian thờ Ngọc Hoàng có sáu pho tượng chính: bên phải gồm ba vị, với giữa là Quan Phu Tử (chủ về việc võ) và hai bên là Thiên Tướng và Thiên Thần. Ngoài ra, còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa Đà tiên sư, Tề Thiên đại thánh, Quan Thánh đế quân, thần Nhật, thần Nguyệt, Long Mẫu nương nương, Tứ Đại kim quang, Thái ất chân nhân, Hòa thượng Đạo Minh, Khuyến thiện đại sư, hai quan văn, hai quan võ, hai đồng tử, Ông bà bà Thiên Lôi cùng bảy thiên tướng…
Hầu hết các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi. Riêng tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất trong chùa. Đầu tượng Ngọc Hoàng đội mão lớn có mái che trước trán. Hai tay Ngọc Hoàng cầm lịnh tiễn. Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng không thấy rõ tròng mắt, mũi dời và to. Khuôn mặt tượng Ngọc Hoàng hình chữ điền, hai má cao và rộng, có bốn chòm râu tỏa dài xuống ngang vai.

 CHÙA NGỌC HOÀNG
Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ tận đến các ngón tay. áo được chạm nối dính hến vào tượng với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên thân áo với một con rồng uốn lượn.
Gian bên trái từ ngoài vào, theo thứ tự từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ sau:
– Gian đầu tiên thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ. Đây là gian cầu tự cho những người hiếm muộn.

chua-ngoc-hoang1
– Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, với mười bức chạm gỗ với cảnh mười cửa ngục phân bổ đều mỗi bên vách năm bức. Nối liền gian Thập Điện với gian Kim Hoa thính mẫu, có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát (biểu tượng cho sự cứu rỗi), Hoạt Vô Thường, Tư Mạng sứ quân và Dẫn Hồn Tiền (biểu tượng sự dẫn dắt, phân biệt linh bổ lành dữ).
– Thần Tài: Trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban phát tài lộc cho nhân gian. Tượng đứng cuối gian Thập Điện, tay cầm một cái rổ đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán “Tài Thần” bên trong để khách hành hương xin lộc.
– Gian nối liền với gian Thập Điện có các tượng thờ: Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế.
– Gian cuối cùng (hiện không còn cho khách vào chiêm bái) gồm hai hương án thờ Thạch Cẩm Đương (tục thờ đá của người Hoa) và thờ Ông Tà (tục thờ đá của người Khmer).
– Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng là phòng khách của chùa, sau phòng này có cầu thang lên lầu. Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp và Tổ Lưu Minh – người lập chùa.
Từ lâu chùa Ngọc Hoàng là một trong những cơ sở tín ngưỡng dân gian thu hút đông đảo khách hành hương chiêm bái. Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất là vào các ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch) khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đông nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào địp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài…

 CHÙA NGỌC HOÀNG
Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái rất đông đảo. (internet)

7 sự hiểu lầm phổ biến về đạo Phật ở Việt Nam

Là một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nhưng nhiều người Việt Nam không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, và dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay.

Chùa Giác Lâm,
Chùa Giác Lâm, Tp. HCM (Ảnh minh họa)


1. Đức Phật là đấng thần linh không có thật

Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.

Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi. Việc thờ phượng Đức Phật là do người đời sau bày vẽ ra, thậm chí mọi người còn mải thờ Phật mà quên mất việc chính là thực hành con đường hạnh phúc mà Phật đã chỉ dạy.

Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… và chưa ai gặp ngoài đời cả.

2. Mục tiêu của đạo Phật là vãng sanh Cực Lạc

Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường.

Chính vì vậy, trong đạo Phật có một số vị chủ trương hướng dẫn cho Phật tử thực hiện từng bước một. Bước đầu một người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh phúc hơn (như cõi Cực Lạc chẳng hạn), sau đó tại nơi ấy họ sẽ tiếp tục tiến bộ để được thoát khổ hoàn toàn.

Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác ngộ. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều đệ tử của Đức Phật (đều là người có thật) và các vị xuất gia sau thời Phật đạt được giác ngộ ngay khi đang sống ở cõi người.

Vì vậy, có thể nói vãng sanh Cực Lạc là một mục tiêu cao quý trong đạo Phật nhưng chưa phải là kết quả cuối cùng mà Phật muốn con người đạt được.

3. Các đức Phật sẽ ban phát tài lộc

Ngày nay hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa người tu hành ít nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.

Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không hề ban phát sự sung sướng. Muốn được hạnh phúc, các tốt nhất là nghiên cứu con đường Phật để lại rành rành qua Tứ Diệu Đế, không nên mang xôi gà, hoa quả đến cầu Phật ban phước làm chi.

4. Niệm Phật là đọc danh hiệu Phật

Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê. Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa. Bên cạnh đó, việc liên tục đọc “Nam mô Ai Di Đà Phật” cũng được coi là một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và không hứng thú với đạo Phật.

Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức như nhiều người vẫn nghĩ.

5. Người xuất gia theo Đạo Phật đều phải ăn chay

Ăn chay chỉ là một việc làm được khuyến khích chứ không phải là một loại quy định cấm kỵ trong đạo Phật, khi còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn chứ không ăn chay.

Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện. Thời xa xưa, người dân chưa quen ăn chay nên có khi cúng cho các vị tăng cả thịt cá, các thầy ăn đồ ấy không coi là phạm giới. Ngày nay điều kiện kinh tế khá hơn, Phật tử chuẩn bị được đồ chay cho chùa chiền nên các nhà sư mới có thể ăn chay liên tục được.

Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần ăn mặn để có sức khỏe chứ không thể miễn cưỡng ăn chay.

Cho rằng các nhà sư ăn thịt cá là phạm giới nghiêm trọng là hậu quả của việc phim ảnh Trung Quốc nói về đời sống trong các chùa rất hay khai thác vấn đề này khiến nhiều người hiểu lầm.

6. Giáo lý quan trọng nhất là các bộ kinh

Nhiều người nói đến đạo Phật là khoe ngay mình đã đọc thuộc bao nhiêu bộ kinh, đã tu qua những phẩm nào, nhưng đó không phải điều cốt yếu mà Phật chỉ dạy.

Giáo lý quan trọng nhất trong đạo Phật cũng chính là những giáo lý cơ bản nhất mà Đức Phật luôn nhắc đến trong mọi trường hợp, đó là Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế.

Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, chúng ta càng dễ xa rời chân lý. Ai cho rằng các bài kinh có hiệu quả cao siêu hơn cả các giáo lý căn bản, đó là một suy nghĩ sai lầm vì vấn đề trong kinh điển đều để làm rõ hơn cho Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế mà thôi, chưa có có nhiều kinh điển đã bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với ý Phật nữa. Do vậy, người Phật tử chúng ta cứ nắm chắc giáo lý căn bản trước rồi tìm hiểu thêm các kinh điển cũng chưa hề muộn, lại yên tâm vì luôn theo đúng lời Phật nói

7. Đạo Phật chỉ dành cho người già

Đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn cải thiện đời sống theo hướng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, và đặc biệt là rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm.

Nếu bạn là người trẻ, hãy đến với đạo Phật thông qua các video, sách vở hoặc mạnh dạn đến một ngôi chùa nào đó bày tỏ mong muốn của mình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hoan nghênh và giúp đỡ nhiệt tình của các sư thầy, sư cô. Đạo Phật cung cấp nhiều tri thức khoa học, tâm lý, đạo đức bổ ích cho cuộc sống và công việc của chúng ta và nhất định sẽ giúp ích được càng nhiều nếu bạn tìm hiểu càng sớm.

Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi chuyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá cách sống đúng, như vậy thì quả là điều đáng tiếc cho tuổi trẻ.

 

Bài viết của tác giả Chu Ngọc Cường gửi Reds.vn

 

Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam

Đây là những hiện vật được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng; trong đó có một số tư liệu, tài liệu khoa học phụ của các tổ chức, đồng nghiệp có liên quan như hình ảnh, các bản vẽ đạc họa, tường giải trên cơ sở nghiên cứu hiện vật.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi. Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê.

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.Nghê mẹ  nghê con. Gỗ. Thế kỷ XVII – XVIII

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Lư hương. Gốm. Thế kỷ XIX

 

Sư tử chầu ngọc - Chùa Phật tích (Bắc Ninh) . Thế kỷ XI
Sư tử chầu ngọc – Chùa Phật tích (Bắc Ninh) . Thế kỷ XI
Sư tử chầu ngọc - Chùa Phật tích (Bắc Ninh) . Thế kỷ XI
Sư tử chầu ngọc – Chùa Phật tích (Bắc Ninh) . Thế kỷ XI
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử – Chùa Bà Tấm (Hà Nội). Đá. Thế kỷ XI
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử – Chùa Bà Tấm (Hà Nội). Đá. Thế kỷ XI
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sấu – Nghê. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Đá. Thế kỷ XIV
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sấu – Nghê. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Đá. Thế kỷ XIV
Nghê - Đình Giá (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVIII
Nghê – Đình Giá (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVIII

 

 

Nghê - Đình Giá (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVIII
Nghê – Đình Giá (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVIII

Nghê - Chùa Xối Thượng (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVII - XVIII.

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Nghê – Chùa Xối Thượng (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVII – XVIII.

 

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Nghê – Đền vua Lê Thánh Tông (Thanh Hóa). Gỗ. Thế kỷ XVII

Nghê - Thôn Hồng Tâm (Nam Định). Đồng. Thế kỷ XVII

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Nghê – Thôn Hồng Tâm (Nam Định). Đồng. Thế kỷ XVII

Chậu cảnh hình Nghê. Đất nung. Thế kỷ XIXHình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê…

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Chậu cảnh hình Nghê. Đất nung. Thế kỷ XIX
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Nghê – Đền Độc Bộ (Nam Định). Gỗ. Thế kỷ XVII – XVIII

 

 

 

 

 

 

 

sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử – Chùa Thông (Thanh Hóa). Đá. Năm 1270
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử – Chùa Thông (Thanh Hóa). Đá. Năm 1270
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử cầm ngọc – Đất nung. Thế kỷ XIII – XIV
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử chầu Ngọc (chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh) từ thế kỷ XI, chất liệu đá.
sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sư tử chất liệu đá ở chùa Bà Tấm – TP Hà Nội từ thế kỷ XI.
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Nghê làm bằng gỗ thế kỷ 17 -18
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Nghê thế kỷ 18
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Nghê thế kỷ 18 -19 bằng đá
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Nghê thế kỷ 17 -18
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Sư tử cầm ngọc thế kỷ 13 – 14
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Hình tượng sư tử đời Trần
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Hình tượng sư tử đời Lý
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Tượng Phật ở chùa Phật Tích một bảo vật quốc gia vô cùng độc đáo
Hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam
Lư hương thế kỷ 19 -19

Lễ hội Làm Chay

Hằng năm cứ đến trung tuần tháng Giêng Âm lịch, người dân quê tôi có câu ca dao: “Dù ai buôn bán trăm bề/Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”. Đây là câu ca dao để nhắc cho những người con làm ăn xa xứ về lại quê nhà (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) để tham gia lễ hội làm chay.

Lễ hội Làm Chay
Đình Tân Xuân

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay diễn ra vào ngày 14-16 tháng Giêng Âm lịch, tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu huyện Châu Thành tỉnh Long An và đã được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Làm Chay

Làm chay là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của người dân địa phương. Mục đích chính của lễ hội là khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu siêu liệt sĩ, oan hồn uổng tử, không xin xỏ phúc lộc riêng tư.

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay được tổ chức khá long trọng, thu hút quảng đại tầng lớp nhân dân, các giới, các thành phần xã hội và các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau như đạo Phật, Cao Đài… với khoảng hơn 10.000 người tại địa phương và các nơi khác đến.

Lễ hội Làm Chay

Nhân vật chính trong lễ hội làm chay là ông Tiêu – Tiêu diện Đại sĩ. TheoPhật giáo thì là vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ. Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

le-hoi-chay-tam-vu (7)
Lễ hội bắt đầu bằng việc thỉnh Ông Tiêu – Vị thần cai quản địa phương về chính điện để trấn các vong linh

 

Lễ hội Làm Chay
Cỗ bánh hình dê độc đáo trong năm Ất Mùi được người dân phụng cúng
Lễ hội Làm Chay
Đoàn người thỉnh ông Tiêu
Lễ hội Làm Chay
Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ hội Làm Chay

Đặc biệt, ông Tiêu có lưỡi bằng giấy hồng đơn dài gần nửa mét. Theo truyền thuyết địa phương, cái lưỡi này tập trung mọi quyền lực, phép thuật của ông Tiêu nên đến lúc xả giàn – nghi thức cuối cùng kết thúc lễ hội, tượng ông Tiêu và các giàn cúng được tung ra bố thí thì thanh niên xúm lại giành nhau đoạt lấy lưỡi ông Tiêu. Nhưng hàng trăm năm nay, chưa ai lấy được lưỡi ông Tiêu vì trước khi xô giàn, ông chủ lễ đã đốt cái lưỡi này

Lễ hội Làm Chay
Nhảy bao bố
Lễ hội Làm Chay
Trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi

 

Đỉnh điểm của lễ hội  là phần hội diễn ra vào ngày 16/1 Âm lịch. Cùng với phần hội bắt đầu từ lúc 8 giờ với các trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi, nhảy bao bố, kéo co, thả-bắt vịt, cờ tướng, bóng chuyền…. Từ 10 giờ đến 11 giờ là nghi thức Thỉnh Tiêu Diện đại sĩ từ chùa Ông về đưa lên giàn tại đình Tân Xuân, đồng thời cũng là lúc Thỉnh lư hương cô hồn ở miếu Âm Nhơn về đặt tại giàn ông Tiêu.

Lễ hội Làm Chay
Tái hiện hình ảnh của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký

 

 

 

 

 

 

 

Từ 11 giờ đến 16 giờ, Lễ chiêu u được tiến hành nhằm thỉnh vong linh, cô hồn các nơi về giàn ông Tiêu. Nhưng có lẽ điều mà mọi người thích nhất và đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người là màn đánh động, thỉnh thầy bắt đầu từ lúc 18 đến 21 giờ .Thỉnh kinh theo nội dung diệt yêu quái của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký. Đoàn thỉnh kinh sẽ đi khắp các trục đường của thị trấn Tầm Vu – ở mỗi khu người dân sẽ lập nên một cái động để cúng, sau đó sẽ được thầy trò Đường Tăng đến để diệt trừ yêu ma. Sau khi đánh động xong, thầy trò Đường Tăng sẽ đến chùa Linh Phước Tự để thỉnh kinh về nơi khu vực hành lễ tại đình Tân Xuân cầu siêu.

Lễ hội Làm Chay
Dưới nước ghe đăng được trang trí lộng lẫy đi rước vong linh bá tánh ở sông Tầm Vu
le-hoi-chay-tam-vu (10)
Những mâm bánh cúng cô hồn được người dân làm thật đẹp mắt dâng lên sân lễ
le-hoi-lam-chay1
Chiếc thuyền chở các thầy cúng tế, lão niên đi gọi cô hồn về sân đình ăn đồ cúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

le-hoi-lam-chay3
Hành động chiêu hồn (chiêu U) này nhằm để gọi tất cả hồn người chết về dự lễ. Hồn người tốt sẽ được đầu thai, hồn người xấu sẽ bị ông Tiêu quản giáo, trừng trị

 

Sau-lễ cầu siêu sẽ là lễ phóng đăng với ghe đăng trang trí rực rỡ được tiến hành tại sông Tầm Vu với các nghi thức phóng sinh, thả bèo, tụng kinh. Sau nghi thức phóng đăng cũng là lúc 24 giờ đêm 16/1 Âm lịch là xô giàn Ông Tiêu. Người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm. Sau 24 giờ, mọi nghi lễ đã xong, xem như bá tánh đã chứng cho tấm lòng của người dân thị trấn Tầm Vu, một tàu tống gió sẽ đưa ra sông cho mọi thứ trở về chốn cũ.

le-hoi-chay-tam-vu (2)
Màn hấp dẫn nhất và sôi nổi nhất là phần đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
le-hoi-chay-tam-vu (6)
Trên đường đi, thầy trò Đường Tăng sẽ diệt trừ các động yêu quái được người dân hóa trang và dựng lên trên đường
le-hoi-chay-tam-vu (5)
Màn chiến đấu quyết liệt của Tôn Ngộ Không và hai sư đệ với yêu quái
le-hoi-chay-tam-vu (4)
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không cỡi mây đi giữa đoàn người…
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai

 

 

le-hoi-chay-tam-vu (1)
Người dân đứng nghẹt phía ngoài rào sân lễ để chờ xô giàn giật đồ cúng cô hồn
le-hoi-chay-tam-vu (3)
Một người dân vui mừng lấy được hai túi gạo. Đây được xem là lộc năm mới nên ai cũng muốn có một ít cho mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo tín ngưỡng của nhân dân địa phương, tháng Giêng là tháng hội hè, vụ mùa gặt hái đã xong, bà con có của ăn của để nên tổ chức cúng tế cho vong linh bá tánh. Trải qua bao thế hệ lễ hội làm chay đã trở thành một tập tục lâu đời để con em người Tầm Vu có dịp hội tụ.

Lễ hội Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay

 

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là dịp để tỏ lòng thành kính Bà Chúa Xứ, vị thần được suy tôn là Bà mẹ của xứ sở Châu Đốc. Lễ hội được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 (có nguồn nói 12 hoặc hơn nữa) cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng “cô đồng”, nên người dân đã lập miếu để tôn thờ [1].

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Có ý kiến cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ việc xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi vị quan này về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa .

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế…

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Ở thời điểm năm 2009, thì miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam”

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại (ảnh). Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không có ở địa phương.

Nơi Bà ngự khi xưa trên đỉnh núi Sam

Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ 6, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo

Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

 

Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…

Chùa Hang nhỏ (Núi Sam, Châu Đốc), nơi tu học của các tu sĩ Phật giáo.
Chùa Hang nhỏ (Núi Sam, Châu Đốc), nơi tu học của các tu sĩ Phật giáo.

Cũng theo lời truyền miệng dân gian, thì khi xưa có một nhóm người đến quấy nhiễu nơi đây. Gặp tượng Bà, họ muốn lấy đi nhưng xê dịch không được nên tức giận đập gãy cánh tay trái của pho tượng .

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ
Cây sala ( ngọc kỳ lân )

 

Chung quanh tượng Bà (đặt ở giữa chính điện), còn có bàn thờ Hội Đồng (phía trước), Tiền hiền và Hậu hiền (hai bên), bàn thờ Cô (bên phải, có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ), bàn thờ Cậu (bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m)…

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Theo sách Kỷ lục An Giang, 2009, thì tượng Bà là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất”

 lễ hội bà chúa xứ
Rất nhiều áo và vật quý do người hiến cúng cho Bà, được trưng bày ở đây. Mấy năm trước, tòa nhà này từng dùng làm trường học.
  • Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
  • Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
  • Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà…

Vợ ơi, mùng 8 tháng 3

Gửi vợ vô cùng thương yêu, thương mến của anh, hãy đọc kỹ mà… thương tình anh nhé!
Bộ sưu tập ảnh động 8/3

Vợ ơi. Mùng tám tháng ba
Vợ đừng có cố đòi quà làm chi
Chồng đây nào có còn gì?
Người vô sản có mấy khi có xèng?

Vợ cứ thử nghĩ mà xem
Tiền lương hàng tháng chồng đem về nhà
Nộp cho vợ hết vợ à
Chồng mà “bớt xén” có mà “xong phim”

Tiền chồng ki cóp làm thêm
Cũng “tình nguyện nộp” cho êm cửa nhà
Hễ cứ thấy tiền hở ra
“Ngân hàng di động” không tha một hào

Quỹ đen quỹ đỏ hôm nào
Vợ đã phát hiện, xung vào quỹ công
Ví chồng còn có vài đồng
Muốn mua hoa đấy mà không đủ tiền

Thế nên chồng sẽ hồn nhiên
“Đi qua” ngày ấy chẳng phiền muộn chi
Nên vợ không nhận được gì
Thì vợ cứ nghĩ: “rất chi bình thường”

(À, hoa chồng hái ven đường
Nó mang vẻ đẹp khiêm nhường vợ ơi
Chồng tặng vợ cả cuộc đời
Hoa hoét chỉ tượng trưng thôi, vợ nhề?)

Chùm thơ chúc mừng ngày 8/3 vô cùng hài hước

Những vẫn thơ hài hước và vui vẻ sẽ khiến chị em nở nụ cười mãn nguyện, còn các chàng thì phải mắt chữ O mồm chữ A vì sao chuẩn quá!

Bộ sưu tập ảnh động 8/3

Bài 1

Mùng 8 tháng 3

Chúc chị em ta

Tay ôm nhiều hoa

Giỏ đựng đầy quà

Khỏi lo việc nhà

Được đi chơi xa

Ăn uống thả ga

Tiền không phải trả

Nói năng rôm rả

Cười tươi như hoa

Mùng 8 tháng 3

Chúc chị em ta

Áo quần thướt tha

Da phấn, mặt hoa

Đẹp như bức họa

Mở điện thoại ra

Ngập lời tụng ca…

Tối đến về nhà

Được chồng mát-xa

Thật là Ô… lá… la!

10 bài thơ chúc mừng ngày 8/3 vô cùng hài hước
chúc mừng ngày 8/3

 

Bài 2: Nếu thế giới không có đàn bà

Nếu thế giới không có đàn bà

Hàng tỉ đàn ông sẽ chết già

Ai làm đối tượng cho ông ghẹo

Khi có cô nào õng ẹo qua

Nếu thế giới không có đàn bà

Ai sẽ thay ông gánh việc nhà

Quạt nồng ấp lạnh ai chu tất

Nuôi cả đàn con cũng chẳng la

Nếu thế giới không có đàn bà

Thì các ông ở đâu mà ra

Mồng tám tháng ba ông nên nhớ

Mang tặng mỗi bà một đoá hoa.

Bài 3: Hôm nay mồng 8 tháng 3

Hôm nay mồng 8 tháng 3

Chị em hừng hực đi ra đi vào

Anh em trong bếp phều phào

Bây giờ em muốn anh vào hay ra

Chị em tủm tỉm xuýt xoa

Em thì chẳng thích anh ra tí nào

Anh em khí thế dâng trào

Vứt ngay chén đĩa ào ào xông vô

Mây vờn, chớp giật, hô hô

Giường nghiêng chỏng ngã anh mô cũng đừ

Bỗng nhiên trời đất tối mừ

Anh em ai cũng ngất ngư phờ phà

Chị em tức tối kêu la

Trời ơi biết thế cưới ba thằng chồng…

Bài 4 :Chúc mừng 8/3 của Hội quán Cười

Chúc cho phụ nữ tóc dài

Ngày càng mơ mộng như bài thơ xuân,

Chúc cho phụ nữ dài chân

Ngày càng ngắn nhé, cái quần em mang!

Chúc cho phụ nữ giàu sang

Tranh nhau lên mạng khoe hàng hiệu luôn!

Chúc cho phụ nữ đi buôn

Làm ăn phát đạt không chuồn trốn nơ (nợ)!

Chúc cho phụ nữ làm thơ

Đầu óc ngơ ngẩn, ngẩn ngơ suốt ngày!

Chúc cho phụ nữ… ăn mày

Ra đường trúng quả gặp ngay nhà giàu!

Chúc cho phụ nữ bên Tàu

Xinh như phụ nữ và giàu như Ta!

Chúc cho phụ nữ mười ba

Được bao bọc tốt không ra… bà bầu!

Chúc cho phụ nữ đang sầu

Ngày đêm vui vẻ ở đâu cũng cười!

Chúc cho phụ nữ hơi lười

Thì chăm một chút cho người nó thon!

Chúc cho phụ nữ còn son

Nhanh nhanh hết ế có con bế bồng!

Chúc cho phụ nữ có chồng

Quan hệ chung thủy để không… no đòn!

Chúc cho phụ nữ Sài Gòn

Mãi luôn tươi trẻ như son môi hồng!

Chúc cho phụ nữ chưa chồng

Hà Nội tươi thắm như bông hoa đào!

Chúc cho phụ nữ chỗ nào

Chưa xinh thì hãy đi vào Hội ta!

Đảm bảo khi đã đi ra

Tinh thần sảng khoái ha ha cười hoài!

Chúc cho phụ nữ dài dài

24H nữa mệt nhoài nhận hoa!

10 bài thơ chúc mừng ngày 8/3 vô cùng hài hước

Bài 5. Em cứ ngồi ngắm hoa

Em cứ ngồi ngắm hoa

Em cứ ca cứ hát

Anh sẽ lo rửa bát

Anh sẽ lo quét nhà

Anh sẽ lo giặt là

Em uống gì anh pha

Chợ gần hay chợ xa

Anh lần ra được hết

Món em ưa anh biết

Em cứ chờ mà xem

Em đánh phấn xoa kem

Anh nhặt rau vo gạo

Em ung dung đọc báo

Anh tay nấu tay xào

Anh tự làm không sao

Đừng lo gì em nhé

Tà áo em tuột chỉ

Đưa anh khâu lại giùm

Nho anh mua cả chùm

Buồn mồm em cứ nếm

Bạn gái em mà đến

Cứ vô tư chuyện trò

Anh tắm cho thằng cu

Rồi anh ru nó ngủ

Màn hình bao cầu thủ

Nghe em hét “vào rồi”

Hết một ngày em ơi

24h thôi nhé. (8/3)

Bài 6: Cười thả ga với ảnh chế ngày mùng 8 tháng 3

Nhìn những vẻ ngậm ngùi trong ánh mắt,

Của đoàn người chen lấn đứng mua hoa,

Thương cánh đàn ông trong đó có cả ta

Đang xớn xác chọn mua quà “kính biếu”.

Trong phút chốc “mạnh” bỗng thành ra “yếu”

Chỉ biết phục tùng mà không hiểu tại sao

Chẳng phân biệt sang hèn sướng khổ thấp cao,

Đều hỉ hả lao vào cơn vấn nạn.

Như những con suối khô oằn mình trong mùa cạn,

Chưa hết tháng 10 nhoằng cái tới tháng 3,

Nỗi khổ này thượng đế mới sinh ra

Chắc để thử chúng ta, ôi phái mạnh!!!

Ta sống mãi trong niềm kiêu hãnh,

Của ngàn năm lịch sử đứng sau lưng,

Nơi phái mạnh ta thủa ấy chưa từng:

Dọn dẹp, thổi cơm, quét nhà, đong gạo.

Nào đâu sáng thanh bình bên tờ báo,

Nhâm nhi trà ta dạo chút tin nhanh.

Đâu những đêm gió mát trăng lành,

Ta tiên tửu để dành cho họ dọn.

Đâu những trận cầu khuya ta thức trọn,

Tụ tập anh em ta cổ vũ hét hò,

Đâu những hôm ta oai vệ ra trò,

Chỉ đạo chống tay hô quét này dọn nọ,

Để đến giờ đây một mình ta lọ mọ,

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu…?!?

Mong ngày xưa trở lại chắc còn lâu,

Và mãi mãi chẳng thể nào thay đổi,

Khi phái yếu họ đã thành một khối

Cũng lập ra hiệp hội, cũng liên đoàn,

Họ lập ra ngày kỉ niệm liên hoàn

Hòng bắt những anh hùng phải lao tâm khổ tứ.

Họ quên hết rằng phái ta trong quá khứ

Họ luôn phải yêu chiều thách kẹo dám ra oai

Hỡi Adam ngài có biết chăng ngài?

Khi quân tử bị chân dài khuất phục,

Khi dọn dẹp phải cười như hạnh phúc,

Khi vinh quang là lục cục chảo niêu,

Hỡi tháng 3 ngày 8 đáng yêu…

Bài 7:

Chả có quà gì tặng em đây

Chỉ có tình yêu với đêm dài

Đã bao năm rồi anh vẫn thế

Đến ngày này sao lại nhớ cánh hồng xưa

Có thể người ta có món quà

Gói tình yêu thương trong gói nhỏ

Nhưng với anh- chồng em thì lại khác

Tình yêu thương lại gói trọn trong tim

Chắc chắn rồi, vợ sẽ là người luôn hiểu

Tại vì sao, chồng chả giống người ta

Ừ thế đấy! chồng là người thế đấy

Giống người ta chắc chẳng phải là Mon

Trời vừa chuyển canh sao chả thấy

Chỉ thấy trong lòng một tình yêu

Ngoài cửa sổ là bóng đêm dày đen đặc

Không lấp được ngọn lửa tình trong anh

Mãi nhé em, ngọn lửa tình không tắt

Trọn đời yêu, ôi vợ của anh

Cùng vượt qua mọi khó khăn cuộc sống

Sống trọn đời chỉ với một tình yêu!!!!!

Bài 8:

Ngày kia mới 8/3

Hôm nay thì cứ tà tà đi chơi

Đi chơi cho thấy cuộc đời thảnh thơi

Để rồi phải chịu tả tơi một ngày

Giặt đồ, rửa chén, nấu cơm

Một tay anh hét, một tay anh làm

Để cho nàng thấy nàng thương anh nhiều!

10 bài thơ chúc mừng ngày 8/3 vô cùng hài hước

Bài 9:

Tới rồi mồng tám tháng ba

Chị em hớn hở chờ hoa với quà

Anh em méo mặt về nhà

Đón con đi chợ cùng là nấu cơm

Chị em xực nước hoa thơm

Hét chồng: sao chẳng bơm xe cho bà

Trông nhà cho vợ chơi xa

Về nhà bừa bộn thì là biết tay

Thôi thì chịu phận không may

Một năm hai ngày ráng chịu cho qua.

Bài 10

Chúc mừng ngày 8 tháng 3

Vui lòng phụ nữ – chết quà đàn ông

Chị nào tốt số, có chồng

Ngày này thong thả vì ông đã làm

Chị nào vất vả gian nan

Ngày này thui thủi vì chàng có đâu

Nhưng mà đừng có vội rầu

Diễn đàn luôn có mày râu tặng quà.

Công dụng chữa bệnh của chanh muối

Từ lâu, các ông bà xưa đã biết đến các tác dụng của chanh muối đối với sức khỏe cũng như dùng chữa nhiều chứng bệnh thường gặp trong gia đình. Quả vậy, chanh muối có rất nhiều công dụng hay, mời bạn cùng khám phá các công dụng tuyệt vời của chanh muối.

Công dụng chữa  bệnh của chanh muối

Chữa đầy hơi, ăn không tiêu

Nếu có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu, bạn hãy ngậm một miếng chanh muối hoặc có thể dầm với nước nóng rồi uống. Chanh muối có tác dụng tăng cường chuyển hóa thức ăn, giảm chướng bụng, trị đầy hơi, khó tiêu vô cùng hiệu quả.

Công dụng chữa  bệnh của chanh muối

Trị đau họng

Pha hỗn hợp nước chanh muối dùng để súc miệng ba lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm cảm giác đau rát do viêm họng.

Trị cảm, ho hiệu quả

Vỏ chanh muối có nhiều tinh dầu, giúp làm thông cổ họng, vị mặn của chanh muối có thể sát trùng làm giảm ngứa cổ ngay tức khắc.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Những người mắc bệnh đường ruột mãn tính sử dụng chanh muối thường xuyên giúp dễ tiêu hóa, cải thiện đường ruột.

Tiêu đờm

Ngậm chanh muối hoặc dầm với nước nóng uống giúp đờm tan rất nhanh. Trước khi đi ngủ ngậm một lát chanh muối, nuốt từ từ đến hết rồi ngủ, qua một đêm bạn sẽ thấy được tác dụng thần kỳ của nó.

Giảm cân, giữ dáng

Chanh muối giúp đốt cháy mỡ, tiêu hủy đi lượng mỡ thừa trên cơ thể khá nhanh. So với các phương pháp thông thường chỉ có thể giảm cân tại một số vùng nhất định trên cơ thể thì nước chanh muối ấm giảm mỡ thừa trên toàn cơ thể (mặt, nọng cằm, cổ, tay, chân, bụng, mông…) của bạn rất hiệu quả. Chính vì vậy, nếu muốn có một vóc dáng thon gọn, săn chắc, hãy chăm chỉ uống nước chanh muối ấm hàng ngày.

Bên cạnh những công dụng trên, theo Đông Y, chanh muối còn có thể khử âm trong máu, trị cảm, thương hàn…